TỪ CÂY BÚT CHÌ ĐẾN TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (Phóng sự ảnh - Bài cuối kì nhóm 7)
Nhắc đến thầy Dương Văn Kiên, học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng) nhớ ngay đến người thầy dạy Toán khéo tay, với những tác phẩm nghệ thuật khắc chì đủ hình dáng độc đáo. Những tác phẩm khắc chì nhỏ xíu bằng bàn tay hay ngón tay là đam mê, thú vui của thầy Dương Văn Kiên và là những món quà được nhiều thế học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám yêu thích.
10 năm trước, thầy Kiên tình cờ nhìn thấy một chiếc bút chì khắc chữ khi đang lên mạng. Chiếc bút chì khắc chữ ấy dù không có gì đặc biệt, nhưng nó đã cho thầy Kiên ý tưởng để phát triển bộ môn nghệ thuật phù hợp với mình. Vốn bản thân là một giáo viên dạy Toán nhưng có đam mê với nghệ thuật, lại thích làm nghề mộc từ nhỏ. Thầy đã kết hợp mỗi thứ một chút, tạo thành một cái đam mê, lối đi riêng mà thầy đã theo đuổi tận đến bây giờ.
Mô hình con rồng được thầy Kiên điêu khắc từ bút chì.
Trong 10 năm theo đuổi bộ môn nghệ
Tác phẩm sợi xích đôi này được làm trên cùng một ruột của cây bút chì. Làm gần một năm, sắp hoàn thành thì lại bị đứt. Sau đó, thầy Kiên phải nghỉ hai năm mới quay lại làm, và cũng phải thất bại thêm nhiều lần thì mới hoàn thành được sợi xích đôi đó. Tính tổng thời gian, thầy Kiên đã mất gần 5 năm cho tác phẩm ấy.
“Khắc bút chì, nhất là khắc ruột, tỉ lệ thất bại của nó cực
kì lớn. Chỉ cần lệch tay một chút là đi luôn công sức cả mấy tuần. Có những sản
phẩm, như sợi xích đôi, tính ra phải làm đến mười mấy lần, mà lần nào cũng gần
cả tháng trời mới hoàn thiện được.” Thầy Kiên chia sẻ.
Những con dao để khắc chì hoàn toàn được thầy Kiên chế tạo. Lúc bắt đầu, dụng cụ để khắc chì chỉ là con dao rọc giấy, bây giờ vẫn là dao rọc giấy, nhưng có thêm những con dao tự chế khác.
Có những tác phẩm yêu cầu nhiều về độ tỉ mỉ và tinh xảo, cần phải có thêm những dụng cụ khác phù hợp, thầy Kiên đã chế tạo riêng những con dao cho từng yêu cầu của tác phẩm. Mỗi tác phẩm lại có những chi tiết khác nhau, nên phải cần từng loại dao khác nhau.
Để làm ra một tác
phẩm, thầy Kiên sẽ phải thiết kế trước trong đầu. Vì có ưu thế là giáo viên dạy
Toán nên thầy có sự tưởng tượng tốt về không gian, tạo ra các hình khối có liên
kết, sau đó vẽ lên trên thân của cây bút chì rồi khắc dần ra thành sườn. Cuối
cùng mới đi sâu vào làm chi tiết từng mắt rời.
Những tác phẩm làm ra, phần lớn thầy Kiên chỉ để dành tặng chứ ít khi giữ lại. Những sản phẩm hiện tại đang được lưu giữ ở nhà thầy là những sản phẩm mang nét đặc sắc riêng, mang dấu ấn kỷ niệm. Đằng sau những tác phẩm ấy là những câu chuyện riêng. Thông qua những hoạt động, sinh hoạt bên ngoài, những dấu ấn kỷ niệm đó sẽ được thầy Kiên biến thành những sản phẩm khắc chì, có thể là chữ hay hình dạng nào đó để tặng hoặc giữ lại cho bản thân thầy. Sau này khi nhìn lại thì sẽ thấy nhớ. Có những khi làm giáo viên chủ nhiệm, hay lớp nào đó có ấn tượng, kỷ niệm đặc biệt với thầy, thầy cũng khắc tặng cả lớp mỗi đứa một cái. Để về sau họp lớp, mỗi đứa đều có thứ để cầm về.
Sản phẩm móc khóa được làm hàng loạt chỉ dành tặng cho một vài bạn học sinh trong những dịp đặc biệt.
Thầy Kiên vừa là người truyền lửa cho học sinh qua những bài giảng trên lớp, vừa là người cầm tay hướng dẫn cho những bạn học sinh có chung niềm đam mê nghệ thuật, sáng tạo và mong muốn tạo ra những sản phẩm độc đáo từ cây bút chì.
Hiện tại, thầy Kiên đang mở một câu lạc bộ nhỏ về điêu khắc bút chì dành cho các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có đam mê với bộ môn nghệ thuật này.
Bộ sưu tập "xích chì" của thầy Kiên.
Khi được hỏi rằng nếu có người mua thì thầy có bán những tác phẩm của mình không, thầy Kiên trả lời: “Thực sự thì cái thời gian mình bỏ ra cho những sản phẩm này rất nhiều. Một sản phẩm phải mất cả tuần cả tháng, có khi cả năm. Đổi thời gian mình bỏ ra thành tiền thì rất nhiều, nhưng làm gì có ai chịu bỏ ra số tiền nhiều như vậy chỉ để mua một sản phẩm khắc chì.”
Chia sẻ với phóng viên, sắp tới, thầy Kiên sẽ điêu khắc bộ Bát Bửu bằng ruột bút chì. Trước đó, thầy đã từng điêu khắc bộ binh khí trong Tam Quốc Chí (trong hình).
Nhận xét
Đăng nhận xét